Cách lựa chọn bộ sạc ô tô điện tại nhà phù hợp
Sạc ô tô điện tại nhà là một giải pháp tiện lợi và linh hoạt để sạc xe điện tại chính ngôi nhà của bạn. Với sự phát triển của ô tô điện hiện nay, việc quá tải trạm sạc là điều dễ hiểu. Để lựa chọn một bộ sạc ô tô điện làm sao cho đúng chuẩn, phù hợp và tiết giảm tối đa chi phí nhất thì không phải ai cũng nắm được, hãy cùng EVCar Việt Nam giải mã những yếu tố quan trọng dưới đây nhé:
Bộ sạc ô tô điện tại nhà có quan trọng không?
Hiện nay, với xu hướng chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm phát thải khí thải carbon, ô tô điện đang trở thành một giải pháp tối ưu mà nhiều chính phủ trên thế giới khuyến khích sử dụng. Điều này tạo ra lượng lớn nhu cầu ngày càng tăng về sạc ô tô điện, để người dùng có thể duy trì và sử dụng xe ô tô điện một cách hiệu quả. Hiện nay, tại Việt Nam, VinFast đã có hệ thống trạm sạc phủ rộng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng xe điện. Vì vậy, việc trang bị bộ sạc ô tô điện tại nhà là xu hướng tất yếu, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng xe và tiết kiệm chi phí năng lượng.
Bộ sạc ô tô điện tại nhà có những đặc tính nào?
Cài đặt dòng điện, hẹn giờ qua ứng dụng: Bộ sạc ô tô điện được kết nối với ứng dụng điện thoại thông minh, điều này giúp dễ dàng cài đặt dòng điện sạc và cài đặt hẹn giờ trong quá trình sạc. Giúp người dùng linh hoạt điều chỉnh được bộ sạc ô tô điện theo nhu cầu và thời gian lịch trình của người sử dụng.
Kết nối Bluetooth, Wifi, RFID: Người dùng có thể dễ dàng truy cập và điều khiển từ xa thông qua ứng dụng hoặc giao diện trực tiếp trên thiết bị. Bên cạnh đó, một số bộ sạc còn hỗ trợ việc sử dụng thẻ cứng để kích hoạt bộ sạc, mang tới sự thuận tiện và bảo mật cao cho người dùng.
Kết nối với giao thức OCPP 1.6J: Bộ sạc ô tô điện treo tường được thiết kế để tương thích với giao thức OCPP 1.6J (Open Charge Point Protocol). Chính vì điều này đã cho phép kết nối và trao đổi thông tin với các hệ thống quản lý sạc điện khác, mang lại tính linh hoạt và tiện lợi cho người dùng trong quá trình sử dụng sạc treo tường hơn.
Bộ sạc ô tô điện tại nhà có những ưu điểm gì?
Bộ sạc ô tô điện tại nhà tiết kiệm thời gian chờ đợi đến lượt có chỗ sạc và tiền bạc hơn so với việc sạc ở các điểm trạm sạc công cộng.
Tính năng an toàn và bảo vệ cho hệ thống ô tô điện: Một hệ thống sạc điện đáng tin cậy và hiệu quả đảm bảo rằng xe ô tô điện luôn sẵn sàng và hoạt động tốt nhất. Bộ sạc ô tô điện tại nhà có cơ chế tự ngắt khi quá dòng đột ngột, có chế độ tự ngắt sạc khi xe đã đầy mức pin quy định.
Bảo vệ môi trường và giảm khí thải: Bằng các sử dụng điện năng để sạc xe đã giúp làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính CO2
Lựa chọn bộ sạc ô tô điện thế nào cho phù hợp với từng loại xe
Hiện nay, trên thị trường các dòng xe điện chủ yếu là của VinFast như VFe34, VF5, VF6, VF7, VF8, VF9. Việc lựa chọn loại sạc phù hợp với từng dòng xe không phải ai cũng nắm được và chọn đúng loại sạc để tiết kiệm chi phí và hữu dụng.
Sạc ô tô điện chia ra 2 loại chính là sạc nhanh (DC) tại các trạm sạc công cộng của VinFast hoặc các trạm sạc tư nhân đầu tư hoặc là loại sạc thường (AC) có công suất nhỏ hơn lắp đặt tại nhà.
Loại sạc nhanh lắp tại trạm sạc công cộng thường có công suất từ 60kW – 90kW – 150kW – 240kW… Với những trạm sạc nhanh ô tô điện này thì đầu vào của xe điện sẽ nhận trọn vẹn công suất của trụ sạc. Ví dụ với xe VF8 có dung lượng pin 88,8kWh, sạc tại trụ sạc có công suất 150kW sẽ mất thời gian khoảng 35-40 phút sẽ đầy pin.
Với bộ sạc thường (AC) lắp đặt tại nhà, công suất bộ sạc từ 7kW – 11kW – 22kW. Khi dùng bộ sạc thường AC, dòng điện phải đi qua 1 bộ chuyển đổi dòng OBC (On Board Charger) trên xe. Mỗi chiếc xe điện sẽ có 1 dòng tối đa mà bộ OBC có thể cho đi qua. Ví dụ, với xe VFe34 và VF5, bộ OBC của xe chỉ cho phép dòng điện 1 pha có công suất tối đa 7kW đi qua, như vậy nếu như bạn dùng bộ sạc 22kW thì xe VFe34 và VF5 cũng chỉ nhận tối đa là 7kW. Trên xe VF6, VF7, VF8, VF9, bộ OBC chỉ cho dòng điện 1 pha hoặc 3 pha có công suất tối đa 11,5kW chạy qua.
Thử xem 1 ví dụ về người sử dụng xe điện và chuyên gia tư vấn sạc điện để các bạn có 1 hình dung rõ ràng hơn về cách lựa chọn bộ sạc:
– Tôi đang đi xe VinFast VF5 thì nên chọn bộ sạc nào để tiết kiệm chi phí?
– Với xe VF5, do OBC trên xe chỉ nhận tối đa dòng điện 1 pha có công suất 7kW nên sử dụng bộ sạc 7kW cầm tay hoặc treo tường là hợp lý!
– Tại sao không nên dùng những bộ sạc xe điện 11kW và 22kW cho VF5 của tôi?
– Bộ sạc 11kW – 22kW là những bộ sạc dùng dòng điện 3 pha, vì vậy khi sạc VF5 chỉ nhận dòng 1 pha thì khi đó công suất bộ sạc 11kW – 22kW mà xe có thể nhận được lần lượt là 11/3kW và 22/3kW (~3,5kW và 7,3kW), như vậy nếu dùng bộ sạc 11kW cho xe VF5 thì khi sạc sẽ lâu đầy hơn, còn dùng bộ sạc 22kW mà sạc cho VF5 thì cũng chỉ tương đương với bộ sạc 7kW. Trong khi đó, bộ sạc 11kW và 22kW có giá thành cao hơn, phải sử dụng nguồn điện 3 pha bộ sạc mới hoạt động được.
Đối với những dòng xe VF6, VF7, VF8, VF9, bộ OBC cho phép dòng điện 1 pha và 3 pha có công suất tối đa 11,5kW nên sử dụng bộ sạc 11kW hoặc 22kW là phù hợp, nếu sử dụng bộ sạc ô tô 7kW thì thời gian sạc đầy cho VF8 lên đến 11 giờ. trong khi sử dụng bộ sạc ô tô 11kW – 22kW chỉ 7 giờ.
Tổng kết
Với sự phát triển của xe điện ngày nay thì việc sử dụng bộ sạc ô tô điện tại nhà là rất kinh tế và phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng bộ sạc tại nhà cần phải có sự tư vấn về kỹ thuật của chuyên gia về xe và bộ sạc để hạn chế rủi ro phát sinh khi sạc xe điện tại nhà.